KHI NÀO CẦN TRÁM RĂNG? TRÁM RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?

Khi nào cần trám răng? Trám răng có đau không?

Răng đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt thẩm mỹ và còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hoá và sức khoẻ tổng thể của chúng ta. Khi những chiếc răng bắt đầu lộ những dấu hiệu hao mòn theo thời gian hoặc mẻ, vỡ nhẹ do những tác nhân bên ngoài. Có lẽ là lúc chúng ta cần phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định: Liệu có cần trám răng để bảo vệ răng? Khi nào cần trám răng? Và trám răng có đau không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay của Nha khoa Việt Đức nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng là gì?

Trám răng là một phương pháp trong nha khoa giúp phục hồi chức năng của răng bị hư hỏng, sứt mẻ hoặc răng có khiếm khuyết về ngoại hình. Phương pháp này sẽ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho răng, cải thiện chức năng nhai và phòng ngừa bệnh lý răng miệng tái phát.

Khi nào cần trám răng?

Trường hợp sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến, chủ yếu do tác động của vi khuẩn. Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến tích tụ thức ăn thừa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và gây tổn thương cho men răng. Khi men răng bị ăn mòn và xuất hiện lỗ sâu, phương pháp trám răng thường được áp dụng để phục hồi tình trạng này.

Quá trình trám răng giúp bịt kín những lỗ sâu, hạn chế vùng răng bị tổn thương, và ngăn chặn sự lan rộng của các lỗ sâu sang các khu vực răng khác. Quá trình này không chỉ giữ cho răng trở nên mạnh mẽ hơn mà còn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý, bảo vệ sức khỏe nướu và răng miệng tổng thể.

Trường hợp răng bị chấn thương

Trong một số trường hợp tai nạn không mong muốn, răng có thể bị gãy, vỡ, hoặc mẻ. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của chúng ta.. Ngoài ra, trường hợp mẻ răng cửa có thể gây mất thẩm mỹ, làm mất tự tin cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Trong tình huống này, việc sử dụng vật liệu hàn trám chuyên dụng là cần thiết để khôi phục hình dáng ban đầu của răng.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng bị chấn thương nặng, dẫn đến sứt mẻ lớn và vượt quá 1/3 thân răng, việc áp dụng phương pháp trám răng trở nên khó khăn. Điều này là do miếng trám quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn dễ bong tróc ra.

Trường hợp mòn cổ chân răng

Các thói quen không tốt trong quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày, như việc sử dụng bàn chải có lông quá cứng, chải răng quá mạnh và chải theo chiều ngang trong thời gian dài có thể gây mài mòn men răng, dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng. Một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng này là sự xuất hiện vết khuyết hình chêm tại cổ răng, đặc biệt là tại vị trí tiếp giáp giữa răng và nướu.

Để khắc phục tình trạng mòn cổ chân răng, các bác sĩ thường sử dụng vật liệu composite để trám vào khu vực bị mài mòn. Lưu ý rằng phương pháp trám răng thường chỉ hiệu quả với những vết khuyết trên bề mặt răng còn nông. Đối với những vết khuyết sâu, xâm nhập vào cấu trúc răng, gây ảnh hưởng đến tủy răng, phương pháp trám răng có thể không thực hiện được. Trong những trường hợp này, chúng ta nên tìm hiểu đến các phương pháp như bọc răng sứ để có thể bảo vệ và khôi phục sức khỏe cho răng một cách toàn diện.

Trường hợp răng thưa

Với các trường hợp răng thưa, đặc biệt là răng thưa ở vị trí răng cửa, việc sử dụng vật liệu trám vẫn là một phương pháp có thể áp dụng để kín đáo kẽ hở giữa các răng. Việc trám răng trong trường hợp này không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn có thể ngăn chặn sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn giữa các răng, từ đó giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe nướu và răng. Tuy nhiên, phương pháp trám thường chỉ phù hợp với các trường hợp răng thưa có kích thước kẽ hở nhỏ, tức là không vượt quá 2mm.

Trám răng có đau không?

Trám răng trong Nha khoa là một phương pháp được thực hiện tương đối nhanh chóng và dễ dàng. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng mà bác sĩ sẽ can thiệp vào vị trí bị tổn thương nhiều hay ít.

Với các trường hợp trám răng thưa, răng có kẽ hở, hoặc răng bị sứt mẻ nhỏ, Bác sĩ sẽ làm sạch vùng cần điều trị và sử dụng các vật liệu trám răng chuyên dụng để khắc phục những khuyết điểm trên. Thời gian thực hiện quá trình trám răng rất nhanh chóng và chúng ta thường không gặp cảm giác đau nhức hay khó chịu trong suốt quá trình và sau khi hoàn thành. 

Trám răng có đau không?

Đối với trường hợp trám răng sâu răng nặng hoặc răng mẻ lớn, ảnh hưởng đến phần tủy, quá trình điều trị tủy thường được thực hiện trước khi áp dụng kỹ thuật trám răng. Trong quá trình điều trị tủy, chúng ta có thể trải qua cảm giác nhói nhức và ê buốt nhẹ. 

Trên thực tế, việc có đau hay không trong quá trình trám răng phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của Bác sĩ và các thiết bị, công nghệ sử dụng tại nha khoa. Bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao có thể kiểm soát và giảm thiểu cảm giác ê buốt, đặc biệt là đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Họ cũng đảm bảo việc tạo ra miếng hàn trám chất lượng, dính chặt vào răng, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa chất lượng giúp quá trình trám răng trở nên hoàn toàn không đau. Ngược lại, quá trình trám răng mặc dù đơn giản, nhưng nếu thực hiện tại nha khoa kém chất lượng, có thể gặp phải những vấn đề như đau đớn, chảy máu nhiều, và ảnh hưởng đến sức khỏe của răng lân cận.

Những điều cần lưu ý khi trám răng

Để có thể duy trì hiệu quả trám răng được lâu dài, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ những lưu ý trước, trong và sau quá trình thực hiện trám răng.

Trước khi trám răng

Những điều cần lưu ý trước khi trám răng

Để có được một kết quả trám răng như mong muốn, bạn cần nắm rõ những điều cần lưu ý trước khi trám răng dưới đây:

Chọn địa chỉ nha khoa: Trước tiên, bạn nên chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, với trang thiết bị, máy móc trám răng hiện đại và tân tiến. Bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề giỏi và chuyên môn cao, để tránh những rủi ro có thể xảy ra. 

Vệ sinh răng miệng: Bạn nên đánh răng kỹ và sử dụng nước súc miệng trước khi đến nha khoa điều trị trám răng, giúp loại bỏ những vụn thức ăn thừa. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng cạo vôi răng và kiểm tra vị trí răng cần điều trị hơn. Vật liệu trám cũng sẽ dễ bám dính hơn.  Đồng thời tránh được cả việc viêm nhiễm trong quá trình thực hiện trám răng.

Hạn chế ăn đồ cứng: Khi răng bị sâu, mẻ…rất dễ bị tổn thương. Nếu trước khi trám răng, bạn ăn những thực phẩm dai, cứng sẽ khiến răng sâu bị tổn thương nghiêm trọng hơn và gây khó khăn trong quá trình điều trị. 

Trong quá trình trám răng

Những điều cần lưu ý trong quá trình trám răng

Trong quá trình trám răng, nếu các bạn thấy khó chịu hoặc ê, đau thì không nên cố chịu đựng mà hãy báo cho các Bác sĩ. Các Bác sĩ sẽ có những phương pháp điều chỉnh giúp giảm thiểu sự khó chịu, đau đớn đó. Ngoài ra, các bạn hãy lựa chọn chất liệu trám phù hợp với tình trạng răng của mình thông qua sự tư vấn từ các Bác sĩ. 

Sau khi trám răng

Những điều cần lưu ý sau khi trám răng

Việc chăm sóc sau khi trám răng  đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ của vết trám. Các bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để sử dụng răng trám được bền lâu hơn:

Không nên ăn ngay: Khi trám răng xong, các bạn nên để miếng trám có thời gian khô cứng và tốt nhất là sau 2 giờ mới nên ăn nhai bình thường.

Không nên ăn thức ăn cứng, dai hoặc đồ ăn và thức uống quá nóng hay quá lạnh. Bởi chỗ trám còn khá mới và chưa kịp thích nghi với lực nhai của bạn. Vì vậy, bạn nên hạn chế những thức ăn trên nếu như không muốn làm thay đổi độ bám dính, hình dạng cũng như độ chịu lực của vật liệu trám, gây nứt hoặc rò rỉ ở chỗ trám.

Bạn nên hạn chế các thực phẩm có hại cho men răng như trà, cà phê, socola,…

Chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, không tác động mạnh vào miếng trám.

Nếu phát hiện một điểm nhô hoặc gập ghềnh khiến bạn khó chịu, hoặc cảm thấy không thoải mái thì hãy thông báo ngay cho các bác sĩ để có những giải pháp kịp thời, phù hợp nhé!

Kết luận

Hy vọng qua bài viết ngày hôm nay, mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về phương pháp trám răng. Từ đó có những quyết định đúng đắn và kịp thời giúp chăm sóc tốt nụ cười và sức khỏe của chúng ta. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Nha khoa Việt Đức trong hành trình tìm hiểu kiến thức Nha khoa.

NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN

? Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.

? Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ

? Liên hệ: 0905 826 526

? Website: https://nhakhoavietducdn.com

? Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn

? Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức

 

Trả lời

Nha Khoa Việt Đức

Ứng dụng các công nghệ nha khoa tiêu chuẩn Đức và Châu Âu, hệ thống Nha khoa Việt Đức mong muốn mang đến nụ cười rạng rỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng trên toàn quốc nói chung và khách hàng khu vực Đà Nẵng nói riêng.

  Tin tức
Loading...